slide

Bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

 Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cùng với bản quyền và sáng chế, nhãn hiệu thường được xem là một trong ba đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có vị trí quan trọng hàng đầu.

 

Khái niệm nhãn hiệu được nêu tại Điều 15:1 thông qua yêu cầu rằng bất kỳ dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh khác, bao gồm tên riêng, chữ cai, chữ số, yếu tố hình và sự kết hợp các màu sắc cũng như bất kỳ sự kết hợp nào giữa các dấu hiệu này điều phải được (thành viên) xem là có khả năng cấu thành một nhãn hiệu cũng như phải được xem đủ điều kiện để có thể đăng ký là nhãn hiệu.

 

 

 

Các dấu hiệu khác như âm thanh, mùi vị có thể được bảo hộ ở nước khác nhưng không thể đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam và điều này thường được xem là một lựa chọn phù hợp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế, thương mại ở các nước đang phát triển.

 

Tại Điều 6bis Công ước Paris cơ bản khẳn định thành viên có trách nhiệm từ chối hay hủy bỏ đăng ký và cấm việc sử dụng một nhãn hiệu sao chép, bắt chước, chuyển ngữ dến mức có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người được hưởng lợi thế theo công ước trong việc sử dụng nhãn hiệu trên hàng hóa cùng loại hoặc tương tự và quy định này cũng được áp dụng khi phần thiết yếu của nhãn hiệu là sự sao chép bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc là sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng, xác định thời hạn được quyền yêu cầu hủy bỏ một nhãn hiệu như vậy tối thiểu là năm năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu nhưng không giới hạn thời gian yêu cầu hủy bỏ hay cấm sử dụng những nhãn hiệu được đăng ký hay   sử dụng với dụng ý xấu.

 

Nội dung quy dịnh nêu trên tại Điều 6bis  Công ước Paris thực chất xác lập một chế độ bảo hộ dành riêng cho nhãn hiệu nổi tiếng, thể hiện ở điểm nhãn hiệu này được xem như đã thuộc về một chủ thể nhất định ở nước thành viên nơi nhãn hiệu đó thậm chí chưa được đăng ký, như vậy nhằm mục đích tránh tổn hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đồng thời cũng tránh cho người tiêu dung không bị nhầm lẩn khi tiêu thụ khi sử dụng hàng hóa đó.

 

 Điều 6bis Công ước Paris như vừa dẫn đến ở trên, với những sửa dổi thích hợp, cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự với hàng hóa, dịch vụ không tương tự chỉ ra được một mối quan hệ giữa hàng hóa dịch vụ không tương tự với chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có nguy cơ bị tổn hại bởi việc sử dụng như vậy.

 

 Luật Sở Hữu trí tuệ Việt Nam trước hết định nghĩa nhãn hiệu nỗi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dung biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam tại điều 4:20 và thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký tại điều 6:3.

 

Sau đó tại điều 75 LuậtSở hữu trí tuệ đưa ra tám tiêu chí xem xét, đánh giá tính chất “ nổi tiếng” của một nhãn hiệu. Dựa trên cơ sở các quy định vừa nêu, chủ sở hữu một nhãn hiệu chưa đăng ký bảo hộ có thể giành lại được nhãn hiệu của mình đã hoặc đang bị người khác đăng ký tại Việt Nam nếu chúng minh được nhãn hiệu của mình đã được xem, hay được công nhận là nhãn hiệu nỗi tiếng ở Việt Nam.

 

Hotline: 090 234 9252

Mail: congtybanquyen@gmail.com

Skybe: Copyright company

dnbtdev